Thúc đẩy các giải pháp nông nghiệp xanh
Giải diễn ra từ ngày 22 - 26.4 tại cụm sân cỏ nhân tạo Nam Ô (Q.Liên Chiểu). Dự kiến trận chung kết sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV8.MMORPG Hiên Viên Kiếm chuẩn bị độ bổ làng game Việt trong tháng 11.2022
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
Đầu năm 2024, EB5 Capital nhận loạt chấp thuận cho nhiều dự án
Thị trường vàng trong nước đang chứng kiến những biến động mạnh khi giá vàng nhẫn vượt cả vàng miếng. Tính đến chiều 19.3.2025, giá vàng nhẫn 4 số 9 đã có nơi chính thức vượt 100 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng.Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết giá vàng tăng cao chủ yếu do động thái thị trường thế giới và tâm lý găm giữ vàng trong nước. "Giá vàng quốc tế đã vượt 3.030 USD/ounce do ảnh hướng của các yếu tố địa chính trị và khủng hoảng kinh tế. Trong nước, nguồn cung vàng hạn chế kèm tâm lý tích trữ đã đẩy giá lên cao", ông Hiếu nhận định.Lý giải về việc giá vàng nhẫn vượt cả vàng miếng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, vàng miếng vẫn bị kiểm soát giá bởi Ngân hàng Nhà nước theo chương trình bình ổn. Trong khi đó, vàng nhẫn được giao dịch tự do nên có tính cạnh tranh cao hơn. Thứ hai, nhu cầu mua vàng trang sức và vàng nhẫn tăng mạnh khi giá vàng miếc bị neo cao.Dù vàng mang lại lợi nhuận hấp dẫn so với chứng khoán, bất động sản và tiền gửi ngân hàng, chuyên gia cảnh báo rằng đây cũng là kênh đầu tư rủi ro nhất do biến động liên tục. "Nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ, tránh vay tiền để đầu tư vàng vì nguy cơ thua lỗ rất lớn", TS Hiếu khuyên cáo.
Trận hòa 0-0 với CLB Hà Tĩnh ở vòng 12 V-League đã khiến CLB CAHN bỏ lỡ cơ hội thu hẹp cách biệt với nhóm đầu. Khoảng cách giữa thầy trò HLV Alexandre Polking với tốp 3 lúc này đã là 5 điểm. Trong bối cảnh Thể Công Viettel vẫn ổn định, còn Hà Nội và Nam Định đều bứt phá trở lại, CLB CAHN cần lấy lại mạch thắng nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.Đáng nói là ở trận hòa đội Hà Tĩnh, CLB CAHN dù có nhiều hảo thủ trong đội hình, nhưng bị đối thủ "bắn phá" cầu môn liên tục. Chất lượng trận đấu của học trò ông Polking bị đánh giá là thấp, với lối đá rời rạc, thiếu điểm nhấn và cần tới may mắn để rời sân với 1 điểm. Ở vòng 11, CLB CAHN cũng bị đội áp chót SLNA cầm hòa 1-1 trên sân Hàng Đẫy. Sau 11 trận, CLB CAHN mới giành được 4 chiến thắng, hòa 4 trận và thua 3 trận. Tỷ lệ thắng của đội cựu vương ở V-League mùa này chỉ vỏn vẹn 36,3%, thấp hơn nhiều so với mùa giải vô địch (55%). Dù có nhiều hảo thủ trên hàng công như Leo Artur, Alan Grafite, Đình Bắc, Quang Hải, Văn Đức... nhưng CLB CAHN chỉ ghi 14 bàn sau 11 trận, trung bình 1,27 bàn/trận (đứng thứ 6 tại V-League). Tất cả thông số nói trên đều đối lập với phong độ ở ASEAN Club Championship (giải vô địch các đội Đông Nam Á), nơi CLB CAHN đang "làm mưa làm gió". Tại giải đấu được xem như Cúp C1 của các CLB Đông Nam Á, HLV Polking cùng học trò đã thắng cả 5 trận vòng bảng trước Buriram United (2-1), Lion City Sailors (5-0), Kaya FC (2-1), Kuala Lumpur FC (3-2) và Borneo Samarinda (3-2). Đội CAHN đánh bại các đội vô địch của Thái Lan, Singapore để đoạt ngôi đầu bảng thuyết phục, trở thành đội duy nhất lúc này ở Cúp C1 Đông Nam Á giữ được thành tích toàn thắng. Trớ trêu là, CLB CAHN dù chỉ chơi 5 trận ở ASEAN Club Championship (chưa bằng một nửa V-League), nhưng đã có số chiến thắng nhiều hơn V-League (5 so với 4). Tỷ lệ thắng, số bàn thắng trung bình mỗi trận khi bước ra giải Đông Nam Á của CLB CAHN đều vượt trội giải trong nước. Nếu duy trì phong độ hiện tại, không khó để đội cựu vương V-League tiến đến trận chung kết, bởi đối thủ PSM Makassar (Indonesia) không thể so với CLB CAHN cả về chất lượng đội hình lẫn kinh nghiệm. Tuy nhiên, CLB CAHN cần mang phong độ ở giải Đông Nam Á về lại V-League, nếu luôn muốn bị các đối thủ gia tăng cách biệt điểm số. Ở vòng 13 V-League, Quang Hải cùng đồng đội sẽ đối đầu Quảng Nam, lúc 19 giờ 15 ngày 15.2 trên sân Hàng Đẫy. Đại diện Việt Nam còn lại dự Cúp C1 Đông Nam Á là CLB Thanh Hóa lại có màn thể hiện trái ngược. Đội bóng xứ Thanh chơi hay ở V-League với 22 điểm sau 11 vòng (kém đội đầu bảng 2 điểm nhưng đá ít hơn 2 trận), song lại đá kém ở giải Đông Nam Á khi chỉ thắng 1 trong 5 trận đã đấu và xếp thứ 5/6 đội ở bảng A chung cuộc.
Ecovacs mở bán loạt robot hút bụi thông minh mới tại Việt Nam
Bogotá là một trong những thành phố có hệ thống đường dành riêng cho xe đạp quy mô và chỉn chu nhất thế giới, trở thành hình mẫu về phát triển xe đạp giảm kẹt xe và khí thải. Họ đã làm điều đó như thế nào?Vào chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chính quyền thủ đô Bogotá, Colombia cấm ô tô trên 120 km đường phố chính, tạm thời biến chúng thành không gian riêng cho xe đạp, người đi bộ, trượt patin… Sáng kiến Ciclovía này ra đời đã được nửa thế kỷ (từ năm 1974) nhằm khuyến khích lối sống xanh giảm khí thải, hoạt động ngoài trời và giao lưu cộng đồng. Mô hình Ciclovía trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu, được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng như Santiago - Chile, Los Angeles - Mỹ, Seoul - Hàn Quốc…Sáng kiến Ciclovía dù sao cũng chỉ là "cái ngọn", chính quyền Bogotá còn đầu tư giải quyết "cái gốc" bằng chương trình CicloRutas. Từ năm 2004, xe đạp được đưa vào quy hoạch tổng thể đô thị và chiến lược giao thông của thành phố bằng cách xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp, gọi là CicloRutas. Xây dựng gần 600 km đường dành cho xe đạp trong một thành phố 8 triệu dân không phải là chuyện dễ dàng. Phải mất hơn 10 năm, chính quyền mới đưa được hệ thống CicloRutas vào hoạt động suôn sẻ.Các tuyến đường này kết nối đến những đầu mối giao thông quan trọng: trung tâm thành phố, các khu dân cư, điểm tham quan, hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio (tại các bến này đều có khu giữ xe đạp)… Nhờ đó, di chuyển bằng xe đạp ở Bogotá an toàn và nhanh hơn phương tiện công cộng vào giờ cao điểm (17 km/h so với 13 km/h). Ngoài ra, mạng lưới này còn có các tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc theo sông, hồ quanh thành phố phục vụ cho nhu cầu đạp xe thể dục, ngắm cảnh. Tại các điểm dừng chân có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật. Nhờ vậy, đạp xe trở thành môn thể thao phổ biến, hơn một nửa số hộ gia đình có xe đạp…Theo thống kê của Tổ chức toàn cầu ITDP (Institute for Transportation & Development Policy), năm 2000, Bogotá chỉ có khoảng 0,2% số chuyến đi trong thành phố là bằng xe đạp. Năm 2019 tăng lên 7% và năm 2022 là 8%."Để phát triển được xe đạp như hiện tại không thể chỉ bằng mệnh lệnh. Chính quyền Bogotá đã thực sự đầu tư phát triển hệ thống xe công cộng, xây dựng hạ tầng thuận lợi và an toàn cho người đi xe đạp. Người dân có thể đi đến bất cứ đâu bằng xe đạp hoặc xe buýt một cách dễ dàng mà rẻ thì đương nhiên họ sẽ chọn thôi", Julio Salas, nhà hoạt động môi trường sống tại Bogotá nói.Giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là những mục tiêu lớn của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam có thể rút được bài học kinh nghiệm nào từ Colombia?Với quan điểm một thành phố sống tốt thì chất lượng sống (môi trường, giao thông…) của người nghèo đô thị phải được đảm bảo, từ năm 2005, chính quyền Bogotá tập trung quy hoạch và phát triển giao thông an toàn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị. Cụ thể, thành phố mở thêm làn cho xe đạp, phát triển diện tích cây xanh cho tuyến đi bộ và xe đạp, quy hoạch lại hệ thống xe công cộng sao cho việc tiếp cận cũng như đón, trả khách thuận tiện nhất. Người đi xe đạp phải có thể tiếp cận mọi khu vực trong thành phố một cách dễ dàng. Đặc biệt chú trọng việc này ở những khu nghèo nhất để người dân nơi này cảm thấy không bị phân biệt đối xử và từ đó thay đổi ý thức giao thông.Đó là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022. Nhờ xe đạp, trong 10 năm, Bogotá đã giảm được 36.600 tấn khí thải CO2. Hiện tại ở Bogotá, hơn 1,5 triệu người tham gia đạp xe mỗi tuần. Cạnh đó, chính quyền đánh thuế cao, cấm xe ô tô vào thành phố 2 lần/tuần vào giờ cao điểm, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên hàng đầu…Chưa kể, hằng năm Bogotá còn có chiến dịch "Ngày không ô tô" nhằm bảo vệ môi trường. Vào ngày này, khoảng 1,5 triệu ô tô cá nhân không tham gia giao thông (trừ xe cấp cứu, xe có nhiệm vụ đặc biệt). Thay vào đó, người dân đi lại bằng xe đạp và các phương tiện công cộng…